Bà Bầu Bị Gai Cột Sống Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Bà bầu bị gai cột sống phải làm sao?
Trong quá trình mang thai sức khỏe của mẹ và bé rất là quan trọng, có 1 số bệnh khi đang mang thai mẹ bầu không được sử dụng thuốc hay phương pháp điều trị, nhất là lo lắng hoang mang khi bị bệnh mà không biết nguyên nhân nào dẫn đến mẹ bầu bị gai cột sống. Ở sản khoa được thống kê có 30% các mẹ bầu bị bệnh gai cột sống hơn là với các phụ nữ bình thường. Do vậy chúng ta cần quan tâm chăm sóc cho bà bầu nhiều hơn khi biểu hiện của bệnh. Vậy bà bầu bị gai cột sống ph̐ 3;i làm sao?
Bà bầu bị gai cột sống là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và khám định kỳ thường xuyên.
1. Do gia tăng trọng lượng cơ thể
Không chỉ có mẹ mà thai nhi trong bụng mẹ trong suốt thai kỳ trọng lượng sẽ tăng đôi khi tăng 1 cách chóng mặt, do vậy đã làm thay đổi cột sống khi căng mình để gánh vác nâng đỡ cơ thể, chính vì điều này dẫn đến cột sống bị thoái hóa, gai xương cột sống khi mang thai.
2. Hormone thay đổi khi mang thai
trong quá trình mang thai nội tiết tố thay đổi các hormone này khiến các khớp, dây chằng giãn ra hay mềm nhất là khu vực xương chậu, xương cùng, khớp mu,...cúng đều dẫn các mẹ bầu bị gai cột sống.
3. Thay đổi tư thế ở mẹ bầu
Khi mang thai phụ nữ không giống bình thường kể cả các cơ quan, bộ phận cơ thể như thay đổi nhất ở cổ ưỡn về phía trước đoạn thắt lưng, đoạn xương cụt và đoạn ngực cong vể phía sau rõ rệt và chính vì vậy sẽ có 1 số thói quen các tư thế dẫn đến cột sống thay đôi dẫn đên gai cột sống.
4. Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng
Nhiều chị em khi mang thai cứ nghĩ rằng ăn nhiều, ăn lo bụng sẽ tốt cho con nhưng hoàn toàn quan niệm đó là sai nếu ăn nhiều cơm mà ít chất như thịt, cá, trứng, tôm, thịt bò,...Là sẽ thiếu chất sắt, canxi, kẽm, omega- 3 và các chất dinh dưỡng khác.
5. Thay đổi nội tiết tố
Thường xảy ra khi phụ nữ mang thai làm rối loạn các chức năng của 1 số bộ phận trao đổi chất bị đảo lộn trong cơ thể và quá trình hấp thu ở cơ thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống xương khớp nhất là cột sống do vậy đây là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến gai cột sống ở mẹ bầu.
Dấu hiệu bà bầu bị gai cột sống
- Đau nhức, tê cứng cột sống
- Cơ thể mất cân bằng
- Rối loạn thần kinh thực vật
- Mất cảm giác chi dưới
- Buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, sụt cân,...
Bà bầu bị gai cột sống có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Gai cột sống nếu để kéo dài sẽ gây ra rất nhiều phiền toái và làm suy giảm chất lượng trong thai kỳ của mẹ. Đây cũng là bệnh lý có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Giải đáp về vấn đề "gai cột sống có chữa được không" các chuyên gia cho biết: "Gai đốt sống không thể chữa khỏi được hoàn toàn, nhưng nếu người bệnh điều trị đúng cách, các triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm 85-90%".
Cách điều trị cho bà bầu bị gai cột sống
1. Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà
Các biện pháp giảm đau đơn giản là cách mà các chuyên gia khuyên nên áp dụng thường xuyên. Cụ thể như sau:
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: dưới tác động của nhiệt độ thì máu sẽ lưu thông hiệu quả hơn. Nhờ đó mà những cơn đau được cải thiện đáng kể. Với trường hợp này mẹ chỉ cần dùng đá hoặc lá ngải cứu sao sơ qua bọc trong vải mỏng rồi chườm vào chỗ đau. Những cơn đau sẽ giảm hẳn ngay sau khi áp dụng.
- Massage vào các gai xương bị đau cũng là một trong những biện pháp giúp thai phụ có thể giảm đau. Điều này thực hiện thường xuyên cũng là cách giúp lưu thông máu, tăng cường sức khỏe cho thai phụ.
2. Thường xuyên tập thể dục
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì các bài thể dục nhẹ nhàng, kết hợp đi bộ là biện pháp hữu hiệu đối với các mẹ bầu trong giai đoạn mang thai. Nhất là với những chị em bị gai cột sống. Biện pháp này giúp thư giãn, xương dẻo dai và chắc khỏe hơn. Đồng thời giúp lưu thông máu và giảm đau khá tốt.
3. Xây dựng chế độ ăn bổ sung các dưỡng chất cần thiết
Chế độ ăn uống rất quan trọng việc điều trị bệnh, đặc biệt khi mà chế độ dinh dưỡng của mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất để bé có thể phát triển. Các mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi trong bữa ăn hàng ngày. Chú ý nên bổ sung các thức ăn giàu canxi, vitamin D để giúp cho xương chắc khỏe hơn, khôi phục những tổn thương trong xương.
4. Thường xuyên đi khám bác sĩ
Bác sĩ sẽ căn cứ theo từng tình trạng bệnh để có hướng điều trị hiệu quả. Thông thường biện pháp phẫu thuật thường không được khuyến khích trong giai đoạn này.
Qua những thông tin đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị gai cột sống phải làm sao? Bà bầu bị gai cột sống có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị gai cột sốg.
Nguồn: Tổng hợp