Những Điều Mẹ Nên Biết Khi Mang Thai 22 Tuần

Tuần thai thứ 22 là thời điểm bé yêu phát triển liên tục và nhanh chóng. Lúc này, bé dần hoàn chỉnh các cơ quan chức năng bên trong của cơ thể và các cơ quan cần thiết. Bé đã chính thức có hình dáng cơ bản của trẻ sơ sinh thu nhỏ.

Thời điểm thai 22 tuần cũng là lúc chân tay bé trở nên cứng cáp hơn, do đó, mẹ có thể cảm nhận được rõ nét những chuyển động của bé bên trong bụng mình như đạp, xoay người, vặn mình,...

Khi thai 22 tuần, mẹ đã có thế nhìn thấy bé một cách khá rõ nét. Mẹ đừng nên quá ngạc nhiên khi nhận thấy có những đám lông xuất hiện trên mặt bé. Những sợi lông này có khả năng bảo vệ làn da của bé an toàn khỏi nước ối và sẽ nhanh chóng biến mất khi bé chuẩn bị chào đời. Phần môi, mí mặt, lông mày của bé cũng trở rõ ràng hơn. Làn da của bé không còn trong suốt thay vào đó là sự tụ lại của chất béo để hình thành lên các lớp mỡ dưới da.

Các giác quan của thai 22 tuần bắt đầu hoàn thiện và nhạy bén hơn rất nhiều. Bề mặt của não bắt đầu xuất hiện những vết nhăn đầu tiên, chồi vị giác dần phát triển tại lưỡi, các dây thần kinh cũng được hình thành đủ để bé cảm nhận được những va chạm hay chuyển động từ mẹ.

Bước sang tuần thai thứ 22, cơ thể mẹ dần có những thay đổi nhất định. Cụ thể như:

  • Cân nặng của mẹ có thể tăng lên một cách nhanh chóng, phần mông, tay và đùi của mẹ trở nên đầy đặn so với trước kia. Đây là cách mà cơ thể mẹ đang tích trữ năng lượng và dinh dưỡng cho bé, do đó, mẹ nên lo lắng quá nhiều về điều này. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của bản thân và bé, mẹ vẫn nên theo dõi và kiểm soát mức cân trong mức độ cho phép, tránh tình trạng béo phì.

  • Mẹ có thể nuốt nước bọt thường xuyên khi mang thai 22 tuần do tuyến nước bọt tiết ra quá mức, mẹ nên chấp nhận với tình trạng này. Nếu điều này gây khó chịu cho mẹ bầu, hãy thử nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo bạc hà và chuẩn bị sẵn khăn giấy.

  • Những vết rạn da tại đùi, bụng, hông thậm chí là cánh tay sẽ bắt đầu xuất hiện với mẹ. Nguyên nhân là do sự kéo dài và xé rách những sợi collagen tại vùng da của mẹ theo sự tăng trưởng của cơ thể.

  • Mẹ có thể quan sát thấy những nốt nhỏ như mụn tại quầng vú. Đây là những nốt Montgomery có khả năng tiết dầu để nuôi dưỡng và làm mềm đầu vú của mẹ.

  • Khi mang thai 22 tuần, mẹ có thể gặp phải các cơn đau gò sinh lý. Điều này có thể ảnh hưởng tới công việc hay sự tập trung của mẹ. Tuy nhiên, nếu các cơn đau này xuất hiện với tần suất nhiều hơn thông thường hoặc mức độ đau là dữ dội, mẹ cần nhanh chóng tiến hành thăm khám thai để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.

  • Sưng phù ở bàn chân, mắt cá hoặc bắp cá chân là hiện tượng mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải khi bước sang thai kỳ thứ 22. Nếu tình trạng sưng phù trở nên bất thường, đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật ở phụ nữ mang thai. Lúc này, bạn cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng mà mình gặp phải.

  • Mẹ cũng dễ dàng gặp phải các tình trạng khác như mệt mỏi, khó ngủ, đau lưng, tăng tiết dịch âm đạo, nghẹt mũi, các vấn đề về sức khỏe răng miệng,... Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ có sự thay đổi tâm lý như liên tục cảm thấy lo lắng, vui mừng hoặc dễ cáu giận hơn,...

Bước sang tuần thai thứ 22, mẹ bầu nên:

  • Thực hiện thăm khám thai định kỳ và siêu âm chẩn đoán dị tật bẩm sinh cho bé. Mẹ cũng cần liên hệ hay với bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

  • Mẹ nên kiểm soát lượng đường được nạp cho cơ thể để hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng tiểu đường thai nhi. Mẹ cũng có thể nhờ về việc thực hiện kiểm tra sàng lọc phát hiện bệnh tiểu đường thai nhi đối với bé.

  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và hạn chế các đồ ăn không tốt cho sức khỏe của bản thân và bé yêu là điều mẹ nên quan tâm. Thực hiện thói quen tập thể dục cũng là điều cần thiết với mẹ. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên tham gia vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,...

  • Mẹ cần uống nhiều nước, đảm bảo hàm lượng nước ối ổn định.

  • Mẹ nên chuẩn tư thế nằm nghiêng sang bên trái giúp mẹ giảm tình trạng đau lưng và ngủ ngon giấc hơn.

  • Bước sang tuần thai thứ 22, mẹ nên một tâm lý thoải mái, không quá căng thẳng hay lo lắng. Mẹ có thể nói chuyện với bé, hay tham gia các khóa học tập làm mẹ để chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi chào đón bé.

Mang thai là quá trình hết sức nhạy cảm và quan trọng. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của cả bản thân và bé yêu, mẹ nên tìm hiểu và nắm cho mình những kiến thức thai kỳ cơ bản thân. Đặc biệt, đừng quên thăm khám thai định để theo dõi và kiểm tra sự phát triển của bé theo từng giai đoạn. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.

Next Post Previous Post