Bỏ Túi Trị Ho Ngứa Họng Cho Bà Bầu

Nguyên nhân gây ra ho ngứa họng cho bà bầu

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh ho ngứa họng cho bà bầu, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do sự suy giảm miễn dịch trong thời kỳ mang thai. Vì vậy thai phụ dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ những người xung quanh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng khiến cho nguy cơ này tăng cao. Bên cạnh đó, ho lúc bầu bí còn do việc nâng cao tiết màng nhầy khiến chị em bị nghẹt mũi, dẫn tới ho, đề cập cả ho khan và ho mang đờm. Nếu không được quan tâm, chăm sóc đúng cách, sẽ dễ dẫn tới nguy cơ tái đi tái lại bệnh, bị viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi.

Giải pháp trị ho ngứa họng cho bà bầu


Dùng trà gừng là mẹo chữa ho ngứa cổ họng quen thuộc và được áp dụng khá rộng rãi. Ngoài các ghi chép từ y học cổ truyền, tác dụng chữa bệnh của gừng cũng đã được chứng minh trên phương diện khoa học.

Các nhà khoa học nhận thấy hoạt chất Gingerol trong gừng có tác dụng ức chế mạnh đối với Respiratory syncytial virus (virus hợp bào hô hấp) - nguyên nhân gây ra chứng ho do cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan và viêm phế quản.
Bên cạnh đó theo các nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản, gừng tươi chứa Ginger oil, Zingiberol có tác dụng ức chế prostaglandin - chất trung gian gây viêm niêm mạc đường hô hấp. Hơn nữa thảo dược này còn làm giảm các triệu chứng hô hấp do dị ứng như hắt hơi, ho, nghN 65;t mũi,...

  • Rửa sạch 1 - 1.5 củ gừng tươi rồi đem thái lát
  • Cho vào tách và đổ vào khoảng 200ml nước đun sôi
  • Thêm vào 3 thìa mật ong và khuấy đều
  • Dùng uống khi trà còn ấm, nên ăn kèm lát gừng để tăng tác dụng giảm ho


Ngoài ra, bạn cũng có thể bằng cách súc miệng với nước muối pha loãng. Muối có tác dụng sát trùng, ức chế vi khuẩn có hại và làm dịu niêm mạc cổ họng.
Vì vậy súc miệng với nước muối pha loãng có thể giảm các triệu chứng khó chịu, đồng thời ức chế sự phát triển của virus gây hại và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

  • Hòa 1 thìa cà phê muối với 200ml nước đun sôi để nguội
  • Dùng súc miệng từ 3 - 4 lần/ ngày (đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy)
  • Nên duy trì thói quen này trong thời gian dài ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm. Ngoài tác dụng giảm ho và ngứa họng, súc miệng với nước muối pha loãng còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sâu răng, viêm nướu và nha chu.


Mật ong chưng quất là mẹo chữa ho được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Mật ong chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp ức chế virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn bổ sung quất (tắc). Quả quất chứa tinh dầu có tác dụng giảm ngứa, cải thiện cơn ho và làm loãng đờm. Hơn nữa vitamin C và các thành phần trong loại quả này còn có khả năng tăng sức đề kháng và nâng cao thể trạng.

  • Rửa sạch 3 - 4 quả tắc và cắt làm đôi
  • Cho vào chén rồi thêm vào khoảng 4 - 5 thìa mật ong nguyên chất
  • Đem hấp trong nồi cơm hoặc hấp cách thủy trong 15 phút
  • Lấy ra để nguội rồi chắt lấy nước uống, người lớn và trẻ trên 10 tuổi nên ăn kèm vỏ tắc để tăng tác dụng điều trị

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha mật ong ấm uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm mức độ kích thích của cổ họng và hạn chế cơn ho bùng phát vào giữa đêm.

Uống nước chanh ấm cũng có thể giảm tần suất cơn ho, cải thiện tình trạng đờm ứ và ngứa ngáy ở cổ họng. Với hàm lượng vitamin C dồi dào, chanh có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm,...

Ngoài ra, axit citric trong chanh còn giúp làm loãng đờm, loại bỏ chất kích thích trong cổ họng và giảm tình trạng ho khan, ho có đờm.

  • Vắt khoảng 1 - 1.5 quả chanh
  • Hòa với 200ml nước ấm, sau đó cho thêm 4 thìa mật ong vào
  • Uống khi nước còn ấm

Nên áp dụng cách trị ho kèm ngứa cổ họng bằng nước chanh ấm 2 - 3 lần/ ngày. Tuy nhiên nên tránh uống nước chanh khi bụng đói hoặc đang bị đau thượng vị (đau dạ dày).
Cao khô lá Thường xuân thường được chiết xuất dưới dạng tinh chất có trong dùng để uống an toàn mẹ và bé. Chất saponin trong cao lá Thường xuân (gồm alpha hederin và hederacoside C) có tác dụng chống co thắt và tan đờm theo cơ chế qua trung gian niêm mạc dạ dày. Trong lá Thường xuân cũng chứa hoạt chất glycoside, giúp làm giã n cơ trơn phế quản, mát niêm mạc họng, long đờm, giảm đau, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng.

Tác dụng của còn mạnh gấp nhiều lần hơn khi kết hợp bài thuốc gia truyền với 7 vị dược liệu quý mang lại hiệu quả vượt trội. Để được thông tin thêm về sản phầm, vui lòng liên hệ qua Hotline 0798 16 16 16 để được dược sĩ chuyên môn tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể mua sản phẩm tại website uy tín chất lượng tamduocstore.com.vn - chúng tôi các trang thương mại như: lazada, sendo, shopee, tiki... hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.

Next Post Previous Post