Bà Bầu Tắm Sáng Có Tốt Không?
Bà bầu tắm vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc tối muộn đều không tốt vì có thể bà bầu bị cảm cúm, căng thẳng thần kinh, tăng nhịp tim,... Bà bầu có thể tắm là cuối giờ chiều, sau khi đi làm về, mẹ nghỉ ngơi 1 chút là có thể tắm được. Nhiệt độ nước tốt nhất là nằm trong khoảng 34 - 35 độ C. Khi tắm mẹ bầu cần lưu ý về cách tắm rửa, vệ sinh cơ thể theo những hướng...
Khi mang thai, các mẹ không chỉ cần chú ý đến việc ăn uống mà các sinh hoạt hàng ngày cũng cần phải rất thận trọng, đặc biệt là khi bà bầu tắm. Một số mẹ có thói quen tắm buổi sáng mà không hề biết rằng điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi.
Bà bầu có nên tắm buổi sáng không?
Các mẹ biết không, cơ thể của phụ nữ mang thai thường rất nhạy cảm nên tốt nhất là mẹ cần chọn thời gian hợp lý để tắm. Theo các chuyên gia, bà bầu tắm vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc tối muộn đều không tốt.
Việc làm này có thể gây hại cho mẹ và sự phát triển của thai nhi do sự thay đổi nhiệt độ đáng kể. Thời điểm thích hợp nhất trong ngày mà bà bầu có thể tắm là cuối giờ chiều, sau khi đi làm về, mẹ nghỉ ngơi 1 chút là có thể tắm được.
Mẹ tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho thai nhi. Tắm nước quá nóng khiến nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng, dẫn đến nhiệt độ túi ối tăng theo. Điều này có thể gây khó khăn cho thai nhi trong việc hô hấp.
Còn nếu tắm nước quá lạnh, bà bầu bị cảm cúm, căng thẳng thần kinh, tăng nhịp tim,... là điều khó tránh. Đặc biệt, đối với bà bầu có sức đề kháng yếu khi gặp lạnh đột ngột dễ dẫn đến nguy cơ các mạch máu bị co lại. Điều này gây cản trở lưu thông máu, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Chính vì thế, khi mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm không quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất là nằm trong khoảng 34 - 35 độ C là được.
Đối với phụ nữ mang thai, việc tắm vòi sen sẽ được khuyến khích hơn thay vì tắm bồn. Nhiều người cho rằng cơ thể bà bầu dễ mệt mỏi nên cần nhiều thời gian tắm hơn. Thế nhưng, thời gian tắm không nên quá lâu, chỉ nên tắm từ 10 -15 phút.
Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp xuống thấp, tắm nước ấm sẽ làm mạch máu trong cơ thể người mẹ giãn nở. Máu đưa lên não và đưa chất dinh dưỡng đến cho con không đủ. Qua đó có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó, khi huyết áp xuống thấp, bà bầu tuyệt đối không được tắm rửa. Khi tắm cần vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ vùng ngực, vùng rốn, vùng nách và vùng kín của cơ thể.
Khi nào mẹ bầu không nên tắm?
Không tắm sau khi ăn no
Ngoài việc không được tắm khi tim đập mạnh, tăng huyết áp, co rút cơ, tinh thần căng thẳng thì mẹ cũng không nên tắm sau khi ăn no. Nước nóng khiến bề mặt da trong cơ thể bị kích thích và mở rộng. Qua đó khiến máu tăng cường lưu thông đến bề mặt da, làm giảm lượng máu cung cấp cho khoang bụng.
Từ đó, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và hô hấp, dẫn đến lượng đường trong máu thấp. Vì vậy chị em rất dễ bị ngất xỉu.
Không tắm khi đói
Khi mẹ bầu đói, lượng đường trong máu xuống thấp. Nếu tắm lúc này mẹ sẽ không đảm bảo đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể dẫn đến chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
Bà bầu tắm rửa, vệ sinh cơ thể như thế nào cho đúng?
Vệ sinh vùng ngực
Lau rửa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh đầu ngực để tránh những cơn co thắt, có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Vệ sinh vùng rốn
"Không được tùy tiện kéo, móc rốn, sẽ dễ bị đau bụng" - đây là lời căn dặn có thể bạn đã được nghe rất nhiều khi còn nhỏ. Thực tế thì đây không phải là lời nói dối bởi việc kéo, móc hoặc vệ sinh thái quá bộ phận này có thể ảnh hưởng không tốt đến người mẹ, đặc biệt là khi mang bầu.
Chúng ta đều biết vùng da quanh rốn rất nhạy cảm, vì vậy với mẹ bầu nếu vệ sinh rốn quá mạnh, không đúng cách có thể dễ dàng gây nhiễm trùng, dẫn đến đau bụng và còn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Do đó vùng rốn là phần mà bà bầu cần chăm sóc kỹ nhất khi tắm. Bởi nó là mối liên hệ trực tiếp giữa mẹ và bé. Cũng như vùng ngực, các mẹ tuyệt đối không chà mạnh mà có thể dùng tăm bông nhúng nước sạch và lau rửa.
Vệ sinh vùng nách
Dùng nước ấm và xà phòng làm sạch một cách nhẹ nhàng.
Vệ sinh vùng kín
Dùng nước sạch để rửa, hạn chế việc sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc tắm sữa tắm chứa nhiều hóa chất.
Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?
Trong suốt thời gian mang thai, việc xoa bóp vùng da bụng đặc biệt là việc kỳ bụng mạnh tay khi tắm nếu diễn ra nhiều lần có thể kích thích tử cung, gây ra các cơn co, dẫn đến động thai, sảy thai.
Đặc biệt từ tháng thứ 7 trở đi, hành động xoa bóp, massage bụng, kỳ bụng mạnh tay khi tắm sẽ làm tăng nguy cơ sinh non. Đối với những chị em có thai bám mặt trước hoặc có dấu hiệu dọa sảy thai, sinh non càng cần tránh tác động mạnh từ bên ngoài.
Như vậy, xoa bụng, kỳ bụng mạnh tay khi tắm thường xuyên được xem là một thói quen dễ gây sảy thai. Mẹ chỉ nên dùng khăn tắm lau nhẹ nhàng vùng bụng.
- Mẹ bầu không tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh mà nên tắm với nước ấm có nhiệt độ khoảng 34 - 35 độ C.
- Mẹ bầu không nên tắm vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc tối muộn đều không tốt.
- Phòng tắm thường rất trơn, trượt, cộng với bọt sữa tắm, dầu gội có thể dễ khiến mẹ bầu bị ngã. Vì vậy phải chú ý khi di chuyển và luôn nhớ một tay phải bám vào tường.
- Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý dùng tay thụt rửa vùng kín.
- Cần lau khô toàn bộ cơ thể sau khi tắm đặc biệt là vùng kín với khăn mềm và nên bôi kem dưỡng ẩm sau đó để bảo vệ làn da cho mẹ bầu.
Từ khóa: