Phụ Nữ Mang Thai Cần Đề Phòng Bệnh Trĩ Như Thế Nào?

Tại sao bệnh trĩ lại thường xảy ra với phụ nữ mang thai?

Cách hiểu đơn giản nhất về bệnh trĩ đó là hiện tượng giãn tĩnh mạch hậu môn, các tĩnh mạch trực tràng sẽ bị giãn ra quá mức dưới áp lực và không thể trở lại kích thước ban đầu. Việc mang thai có xu hướng khiến trĩ nặng hơn bình thường.

  • Tử cung phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng xương chậu, trực tràng. Ngoài ra sự gia tăng của hormone progesterone khi mang thai sẽ dễ dàng làm sưng/giãn mạch máu nhiều hơn. Việc tử cung mở rộng với một em bé đang phát triển sẽ gây áp lực lớn lên thành trực tràng và đẩy búi trĩ ra ngoài
  • Progesterone cũng góp phần gây ra chứng táo bón bằng cách làm chậm lại quá trình tiêu hóa. Táo bón cũng là một triệu chứng phổ biến diễn ra trong thời kỳ mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự căng thẳng, stress của người mẹ, việc uống các vitamin có chứa sắt tổng hợp cũng là nguyên nhân khiến táo bón nặng hơn. Chúng chính là nguồn căn của bệnh trĩ.
  • Trong thời kỳ mang thai, lượng máu trong cơ thể người mẹ sẽ tăng đáng kể (khoảng 50%). Điều này đồng nghĩa với việc máu sẽ lưu thông nhiều hơn, lưu lượng máu sẽ gây áp lực xuống nửa dưới của cơ thể khiến mạch máu ở vùng hậu môn sưng tấy.

Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai sẽ diễn ra phổ biến ở tam cá nguyệt thứ 3 tức là từ tuần 26 đến tuần 40 của thai kỳ. Nếu người mẹ đã từng bị trĩ trước đó thì có khả năng đến khi mang thai tình trạng của trĩ sẽ nặng hơn trước. Ngoài ra, sau khi sinh tình trạng chảy máu hậu môn có thể vẫn chưa chấm dứt, đặc biệt là khi người mẹ không phòng ngừa chứng táo bón và chịu nhiều stress sau sinh.

Dấu hiệu của bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai cũng không khác với bệnh trĩ ở những người bình thường, nó sẽ bắt đầu từ việc ngứa, đau rát và chảy máu ở vùng hậu môn, đặc biệt những triệu chứng này sẽ gia tăng trong mỗi lần đại tiện.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ trong giai đoạn thai kỳ?

  • các bác sĩ chuyên khoa đã nhấn mạnh rằng nếu muốn không bị trĩ trong thời kỳ mang thai thì người mẹ phải bảo vệ cơ thể khỏi chứng táo bón trước. Hãy uống nhiều nước lọc, ăn nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều chất xơ (bao gồm nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt , đậu , trái cây và rau xanh, uống khoảng 8-10 lý nước nước mỗi ngày và tập những động tác thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên.
  • vì sẽ gây áp lực lên vùng trực tràng, thói quen sử dụng smartphone trong nhà vệ sinh chính là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón và trĩ.
  • Nếu công việc của bạn yêu cầu phải ngồi một chỗ nhiều giờ thì hãy đứng lên và di chuyển nhẹ nhàng vài phút mỗi giờ. Khi đọc sách, xem phim ở nhà hãy chọn tư thế nằm nghiêng thay vì ngồi, bởi vì như vậy sẽ giảm áp lực lên vùng trực tràng và giúp máu lưu thông tốt hơn ở phần dưới cơ thể.
  • Đừng cố ép bản thân phải đạt được một chỉ số cân nặng nhất định vì khi mang thai các bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán và chỉ số tùy vào cơ thể của từng người mẹ. Nếu bạn tăng cân một cách quá mức và nhanh chóng thì áp lực lên thành trực tràng là rất lớn, bệnh trĩ khi mang thai cũng có thể do nguyên nhân này.

Sau khi sinh từ bốn đến tám tuần các triệu chứng của trĩ sẽ thuyên giảm do mức progesterone cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên người mẹ không được chủ quan với trĩ vào thời điểm này, đặc biệt nhiều người bị chứng táo bón sau sinh dai dẳng còn nguy hiểm hơn cả lúc mang thai.. Vì vậy chỉ khi bạn kiểm soát được vấn đề táo bón thì mới có thể đẩy lùi trĩ.

Chữa bệnh trĩ khi mang thai như thế nào?

  • Sử dụng nước ấm để ngâm hậu môn từ 10-15 phút, mỗi ngày thực hiện từ 3-4 lần. Nếu gia đình bạn có bồn tắm thì điều này sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
  • Sử dụng đá lạnh để chườm hậu môn giúp giảm sưng và đau rát. Gói viên đá vào khăn sạch mềm và chườm lên vùng bị trĩ nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm đau rất tốt. Có thể kết hợp luân phiên, vừa ngâm nước ấm và chườm đá búi trĩ để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Giữ vùng hậu môn thật sạch sẽ sau mỗi lần tiêu/ tiểu, sử dụng giấy mềm không có mùi để tránh tổn thương và kích ứng vùng da quanh hậu môn.
  • Ngoài ra có thể sử dụng một số cách sau để giảm đau trĩ: Sử dụng dầu dừa bôi lên vùng bị trĩ, dầu dừa có tính kháng khuẩn, chống nấm giúp giảm đau và xoa dịu các mạch máu khá tốt; dùng gel lô hội tươi để bôi trực tiếp lên búi trĩ, vừa làm mát vừa giảm sưng...

Nếu bạn không chịu được những cơn đau trĩ thì có thể đến gặp bác sĩ để được chỉ dẫn dùng những loại thuốc giảm đau dành cho phụ nữ mang thai. Tránh tuyệt đối việc sử dụng bừa bãi thuốc chữa trĩ trên thị trường mà không có sự tư vấn của bác sĩ cũng như các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng độ an toàn, hiệu quả rõ ràng.

Next Post Previous Post