Điều Kiện Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo
Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì:
Việc đặt ra điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ là cơ sở pháp lý nhằm kiểm soát việc mang thai hộ trong một khuôn khổ nhất định. Trong đó có điều kiện của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp: Việc quy định điều kiện này nhằm hạn chế diện chủ thể được phép nhờ mang thai hộ. Việc ưu tiên chỉ áp dụng cho cặp vợ chồng vô sinh được phép nhờ mang thai hộ không chỉ xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu được làm cha làm mẹ mà còn vì sự bền vững của gia đình, giảm thiểu sự vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng cũng như vì lợi ích của trẻ em được sống trong một môi trường gia đình đầy 3;ủ nhất.
- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Điều kiện này nhằm xác định việc mang thai hộ là giải pháp cuối cùng khi không còn cách nào khác.
- Vợ chồng đang không có con chung: Điều kiện này dẫn đến cách hiểu rằng nếu vợ, chồng đã có con riêng nhưng đang không có con chung thì vẫn thuộc trường hợp được nhờ mang thai hộ. Tuy nhiên, nếu vợ chồng không có con riêng nhưng có con chung nhưng con chung đã cho người khác nhận nuôi hoặc con chung mắc những căn bệnh đặc biệt... thì không thuộc diện được nhờ mang thai hộ.
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý: Điều kiện này là rất cần thiết để cặp vợ chồng nhờ mang thai hình dung được toàn bộ quá trình mang thai hộ, những vấn đề phát sinh xung quanh việc mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của mình trong việc mang thai hộ. Từ đó, họ quyết định có thực hiện việc nhờ mang thai hộ hay không? Điều này cũng là tiền đề đảm bảo cho trẻ em sinh ra từ việc mang thai hộ.
- Người chồng có tinh trùng, người vợ có noãn được xác định là đảm bảo chất lượng để kết hợp thụ tinh. Điều kiện này nhằm đảm bảo đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ phải là đứa con ruột thịt của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Từ đó nâng cao trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ đối với quá trình mang thai và sinh con của bên mang thai hộ cũng như trách nhiệm đối với đứa con sinh ra từ việc mang thai hộ.
- Là người thân thích cùng hàng với bên vợ hoặc chồng nhờ mang thai hộ: Có nghĩa là người mang thai hộ chỉ có thể là chị em gái ruột, hoặc chị em gái họ. Điều kiện này nhằm đảm bảo mục đích nhân đạo của việc mang thai hộ có thể được thực hiện một cách nghiêm túc nhất. Mặt khác, nếu giữa các bên có quan hệ thân thích cùng hàng với nhau (như anh chị em ruột, anh chị em họ) thì việc xác định tư cách chủ thể, thứ bậc trong gia đình vẫn phù hợp với phong tục tập quán của gia đình Việt Nam.
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần: Điều kiện "đã từng sinh con" nhằm đảm bảo sự trải nghiệm trong việc thực hiện thiên chức của mình, cũng như, tạo ra một tâm lý ổn định cho cả hai bên khi đón chờ đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ. Điều kiện chỉ được mang thai hộ một lần nhằm đảm bảo sức khoẻ sinh sản cho người mang thai hộ.
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ.
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý: Điều kiện này cũng tương tự như đối với người nhờ mang thai hộ, giúp cho người mang thai hộ cân nhắc việc có nên thực hiện mang thai hộ người khác hay không.
Điều kiện về ý chí của các bên trong việc mang thai hộ là điều kiện tiên quyết để việc mang thai hộ được thực hiện một cách tốt nhất.