Bà Bầu Bị Viêm Họng Có Nguy Hiểm Không? Khắc Phục Như Thế Nào?
Nguyên nhân và triệu chứng viêm họng ở bà bầu
Viêm họng là tình trạng , sưng đau, đỏ rát. Triệu chứng đau tăng lên khi người bệnh nói chuyện và nuốt. Bệnh thường khởi phát khi thời tiết thay đổi hoặc lúc giao mùa sang lạnh. Với người khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, viêm họng có thể tự khỏi và biến mất sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên với trường hợp sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra biến chứng khó lường.
- Hầu hết các trường hợp mắc viêm họng đều do virus. Bệnh do các chủng virus thường gặp như virus cúm, Adenovirus, virus sởi,... gây ra. Bệnh thường xuất hiện và bùng phát mạnh khi thời tiết thay đổi hoặc vào thời điểm giao mùa lạnh. Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
- Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây viêm họng. Viêm họng do vi khuẩn thường gây sốt cao kèm ớn lạnh, rét run, đau dữ dội ở cổ họng lan rộng đến mang tai. Quan sát vùng họng thấy niêm mạc họng bị bao phủ bởi những đốm trắng. Có thể điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh nhưng cần đảm bảo thuốc phải an toàn với mẹ và bé.
- Đây là triệu chứng có thể xảy ra sau khi người bệnh điều trị . Một số mẹ bầu có thể xuất hiện tình trạng khoang mũi có chất nhầy, chảy dịch. Dịch nhầy khi chảy xuống cổ họng có thể gây ra viêm họng, ho mãn tính.
Bà bầu bị viêm họng có những triệu chứng điển hình như:
- Họng đau rát, sưng đỏ.
- Sốt tùy mức độ, có thể sốt nhẹ, vừa hoặc cao.
- Khàn tiếng, khô cổ.
- Cảm thấy đau nhức khi nói và nuốt.
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm? Khi nào cần đi khám?
Khi mang bầu, mẹ bầu cần chú ý đến mọi thay đổi bất thường về sức khỏe bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Thay vì coi thường, xem nhẹ bệnh, mẹ bầu cần chủ động thăm khám để phòng ngừa các biến chứng như:
- Virus cúm, rubella,... Đây là những bệnh lý rất nguy hiểm mà nếu mẹ bầu không may mắc phải sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi, gây sảy thai, sinh non,...
- Viêm họng nghiêm trọng có thể khiến bà bầu bị sốt cao. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai, lưu thai, dị tật hở hàm ếch, tật ống thần kinh, nứt đốt sống ở thai nhi.
Viêm họng tuy không phải bệnh nghiêm trọng nhưng nếu bà bầu bị viêm họng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, dùng không đúng thuốc có thể gây ra những hậu quả, biến chứng khó lường. Do vậy, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám nếu thấy các triệu chứng sau:
- Viêm họng kéo dài không đỡ sau 2-3 ngày.
- Viêm họng đi kèm các triệu chứng như ho khan, nóng sốt kéo dài liên tục không giảm.
- Tình trạng đau họng, khàn tiếng, ho khan làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Bà bầu bị viêm họng sổ mũi phải làm sao?
Với người bình thường, viêm họng là bệnh lý thông thường, không gây ra quá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì họ được khuyến cáo không nên dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, gây ảnh hưởng tới phát triển của thai nhi. Vì vậy, biện pháp được ưu tiên là sử dụng . Khi không thể đáp ứng được với cách chữa này và tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngà y thì lúc này mẹ bầu sẽ cần phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Chữa viêm họng bằng mẹo dân gian tại nhà
- Xông mũi có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, làm giảm các triệu chứng như ngứa mũi, nghẹt mũi, ngứa họng, ho,... Mẹ bầu có thể dùng các loại lá dược liệu như bạc hà, lá chanh, tía tô,... xông mũi để thấy được hiệu quả nhanh chóng. Tinh dầu từ lá thảo dược không chỉ giúp thư giãn cơ thể mà còn xoa dịu cơn ngứa, rát ở họng, cải thiện tình trạng viêm họng.
- Nước muối có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm giảm ngứa rát, sưng đau ở cổ họng. Do vậy, để bệnh mau khỏi, mẹ bầu cần thường xuyên súc miệng nước muối thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, virus trong khoang miệng.
Bà bầu bị viêm họng uống thuốc gì?
Theo các chuyên gia y tế, bà bầu bị viêm họng cần hạn chế sử dụng thuốc Tây. Bởi thuốc Tây có dược tính mạnh, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu sử dụng quá liều, không đúng cách. Do đó, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ kê, nghiêm cấm các trường hợp tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà. Một số loại thường được bác sĩ chỉ định như:
- Thuốc được kê với những trường hợp bị viêm họng do vi khuẩn, triệu chứng bệnh kéo dài không thuyên giảm. Một số thuốc kháng sinh không gây hại đến sức khỏe phụ nữ mang thai như Penicillin, Erythromycin, Cephalosporins,...
- Nếu bị viêm họng do virus, mẹ bầu có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt. Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau thông dụng có thể làm giảm nhanh tình trạng sưng, rát và đau ở cổ họng. Theo đó, một số thuốc thường được dùng như paracetamol, anilin,...
Mẹ bầu nên dùng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định, tránh lạm dụng, bỏ thuốc. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt có thành phần aspirin bởi hoạt chất này có thể gây ra rối loạn ở phổi, tăng nguy cơ khiến thai nhi bị dị dạng.
Chữa viêm họng cho bà bầu bằng thuốc Đông y
Ưu điểm của thuốc Đông y là sử dụng thảo dược từ tự nhiên, chữa bệnh từ gốc tới ngọn nên có tính hiệu quả và an toàn cao, phù hợp với cơ địa của phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên nhược điểm của thuốc là phát huy tác dụng chậm, đòi hỏi bệnh nhân dùng thuốc cần kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ.
Bà bầu bị viêm họng nên ăn gì? kiêng gì?
Trong giai đoạn mang thai, bà bầu cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, thực phẩm ăn uống hàng ngày. Vậy bà bầu bị viêm họng nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Thực phẩm bà bầu bị viêm họng nên ăn
Để hỗ trợ điều trị bệnh và không làm ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu có thể tham khảo, bổ sung vào thực đơn hàng ngày một số loại sau:
Thực phẩm bà bầu bị viêm họng không nên ăn
Để tránh gây hại cho thai nhi, bà bầu khi bị viêm họng cần tránh một số thực phẩm sau:
Lưu ý dành cho mẹ bầu bị viêm họng
Trong giai đoạn thai kỳ, khả năng đề kháng của mẹ bầu có thể giảm sút. Do vậy, để hạn chế viêm họng, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chú ý giữ ấm cơ thể vào thời điểm thời tiết chuyển sang lạnh, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ, ngực, gan bàn chân,...
- Hạn chế nói to, la hét để không làm niêm mạc họng bị tổn thương, khiến bệnh kéo dài dai dẳng.
- Vệ sinh nhà cửa, khử trùng và hút bụi thường xuyên để đảm bảo không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát.
- Không được hút thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc. Bởi khói thuốc có thể khiến tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng, tồi tệ hơn.
Viêm họng trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, nếu thấy triệu chứng bệnh dai dẳng không dứt, mẹ bầu cần nhanh chóng thăm khám để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, điều trị theo phác đồ phù hợp.