Mẹ Bầu Cần Kiêng Ăn Gì Sau Sinh?

Dinh dưỡng cho sản phụ ngay sau sinh quan trọng nhất là giúp cơ thể phục hồi và "sản xuất" nhiều sữa cho em bé. Ngoài ra, những thực phẩm giúp hỗ trợ đẩy nhanh sản dịch, làm đẹp da,... cũng là nhóm thức ăn mẹ nên nghĩ đến.

Những thực phẩm giúp phục hồi cơ thể nhanh

Quá trình sinh nở khiến mẹ gần kiệt sức lại mất rất nhiều máu, bởi vậy, mẹ cần bổ sung các nhóm thực phẩm giàu sắt, protein, canxi, vitamin,... để cơ thể mau lại sức, bao gồm:

Sắt là khoáng chất cần thiết hàng đầu cho phụ nữ sau sinh giúp phòng ngừa thiếu máu. Thiếu sắt dễ khiến sản phụ bị hoa mắt, chóng mặt, trí nhớ kém đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé. Vì vậy, mẹ cần ăn uống những thức ăn giàu sắt như thịt nạc (lợn, bò, gà...), trứng (lòng đỏ), các loại đậu (đậu lăng, đậu đỏ, đậu đen,...), hạt bí, các loại rau có lá xanh đậm,...

Protein không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn góp phần xây dựng và phục hồi tế bào, mô; nâng cao hệ miễn dịch ngăn ngừa nhiễm trùng sau sinh. Protein chứa nhiều trong các loại thịt nạc, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt (đậu, ngô ngọt), trứng và các loại rau quả như súp lơ xanh, chuối, táo, bơ,...

Không chỉ giai đoạn mang thai, sản phụ sau sinh cũng cần được bổ sung canxi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Nếu thiếu canxi sẽ khiến sữa mẹ kém chất lượng, em bé lúc này bú mẹ hoàn toàn nên dễ bị chứng hạ canxi máu do không được cung cấp lượng canxi đầy đủ.

Hạ canxi nhẹ khiến bé ngủ không yên giấc, hay quấy khóc và bị giật mình; trường hợp bị hạ canxi nặng có thể khiến trẻ bị co giật rất nguy hiểm. Bản thân người mẹ thiếu canxi cũng dễ bị đau nhức, mệt mỏi, mất ngủ,... Vì thế, mẹ đừng bao giờ quên ăn uống các thức ăn chứa nhiều canxi như các loại hải sản, cá (cá mòi, cá hồi), hạnh nhân, rau xanh đậm (súp lơ xanh, cải chíp, tỏi tây), nấm, đậu nành, quả kiwi, tôm, cua,...

Không cần nói đến vai trò quan trọng của vitamin bởi ngoài "nhiệm vụ" duy trì sự hoạt động bình thường của các chức năng cơ thể, một số loại vitamin còn hỗ trợ sự hấp thu khoáng chất cần thiết (chẳng hạn vitamin C hỗ trợ hấp thụ sắt tốt hơn),... Vitamin rất dồi dào trong trái cây và rau củ, vì thế mẹ có thể dễ dàng bổ sung bằng cách đa dạng hóa thực phẩm hàng ngày, tránh kiêm khem thái quá gây ảnh hưởng tới sức khỏe do thiếu hụt vitamin.

Để hỗ trợ quá trình tạo sữa và tránh phải khổ sở vì táo bón sau sinh, sản phụ cần bổ sung nhiều nước (khoảng 3 lít mỗi ngày bao gồm nước lọc, nước hoa quả, canh rau,...) và rau củ, trái cây.

Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E... Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng. Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.

Hầu hết sản phụ đều mất khá nhiều máu trong quá trình "bể chum". Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nguồn dự trữ sắt trong cơ thể sẽ lâm vào tình trạng cạn kiệt khiến chị em thường xuyên lâm vào cảnh uể oải, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt và không thể chăm sóc "thiên thần nhỏ" của mình.

Bởi vậy sau khi sinh các bà mẹ trẻ cần ăn nhiều đậu phụ, các loại đỗ và đặc biệt là thịt bò để bổ sung sắt vào cơ thể. Đặc biệt, thịt bò cũng là thực phẩm rất giàu chất đạm và vitamin B12 - 2 chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Hoa chuối lá hoặc chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang, ăn 2- 3 bữa liền cũng giúp thông sữa rất tốt.

Rau ngót là lựa chọn số một của nhiều chị em sau sinh bởi từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót chứa nhiều vitamin A,B,C, canxi... Ăn rau ngót sẽ giúp các mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp co thắt dạ con. Chị em nên rửa sạch lá rau ngót, cho vào xay lấy nước uống hoặc ăn canh rau ngót hàng ngày.

Ngoài rau ngót, phụ nữ sau sinh có thể sử dụng rau má hàng ngày. Rau má có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hảo, trẻ lâu. Các mẹ có thể hãm rau má khô để uống thay nước hàng ngày hay dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn...

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng phụ nữ sau khi sinh con cần được bổ sung hàm lượng vitamin C cho cơ thể nhiều hơn khi đang mang thai. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn đừng quên ăn thêm một vài trái cam, hay uống nước cam vắt để đạt hiệu quả tương tự.

Chị em cũng nên bổ sung thêm quả việt quất vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Đây là một loại quả có chứa hàm lượng chất chống oxy hoá cao, rất tốt cho sức khoẻ và giúp các mẹ loại trừ nguy cơ bị ung thư. Chưa dừng lại ở đó, trong quả việt quất còn có chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp cho làn da luôn tươi sáng và giúp tăng cường sinh lực cho cơ thể trong thời kỳ nghỉ thai sản.

Chỉ nên kiêng các gia vị cay, nóng như ớt, tiêu, tỏi và hạn chế các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê.

Chỉ nên kiêng quan hệ trong vòng 6 tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên, cần quan hệ nhẹ nhàng, cần nhiều sự âu yếm khi "khởi động" để tránh đau đớn, nếu có, cho phụ nữ. Không ít phụ nữ tỏ ra thất vọng vì sau khi sinh dường như chuyện chăn gối đã thay đổi. Điều này phần lớn do sự căng thẳng, hoặc do âm đạo sau khi sinh còn khô, giao hợp khó khăn...

Không nên kiêng tắm vì trong quá trình sinh nở, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi và chất thải dồn ứ ở lỗ chân lông, vì vậy không nên kiêng tắm. Tắm gội sớm làm sạch da, tẩy bỏ các tế bào chết và lớp bụi bẩn bám trên bề mặt da, giúp cơ thể sảng khoái, máu lưu thông tốt hơn. Nên tắm nơi kín gió, bằng nước ấm, tắm nhanh và tắm dội k quá 10 phút/ lần.

Không nên kiêng chải răng vì phụ nữ sau sinh ăn nhiều chất bổ dưỡng, dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng, ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé.

Next Post Previous Post